• Thời gian đăng: 07:00:56 AM 26/01/2022
  • 0 bình luận

Potassium sorbate là gì? Những công dụng tuyệt vời của Potassium sorbate

Potassium sorbate là một trong những hóa chất có tính an toàn và phổ biến nhất hiện nay được sử dụng trong bảo quản thực phẩm, giúp giảm nguy cơ gây bệnh truyền từ thực phẩm mà không gây ảnh hưởng đến màu sắc hay hương vị sản phẩm. Cùng hóa chất Cần Thơ tìm hiểu thêm về Potassium sorbate qua bài viết dưới đây nhé.

Potassium sorbate là gì?

Potassium sorbate hay còn được gọi là kali sorbat, là muối của axit sorbic, được tạo thành từ phản ứng hóa học của axit sorbic với Potassium hydroxide. Nó thường tồn tại dưới dạng bột trắng, dạng hạt hoặc viên, có công thức hóa học là C6H7KO2.

Potassium sorbate là gì?

Potassium sorbate là gì?

Potassium sorbate có nguồn gốc ra sao?

Potassium sorbate là muối kali của axit sorbic – một chất xuất hiện ở trong một loại trái cây mọng nước, mọc nhiều ở các vùng đồi núi có tên Sorbus aucuparia. Mặc dù có nguồn gốc tự nhiên, nhưng hiện nay, phần lớn kali sorbate được sản xuất tổng hợp.

Chúng được sản xuất công nghiệp bằng cách trung hòa axit sorbic cùng với kali hydroxit. Chất thu được bằng phương pháp tổng hợp này hoàn toàn giống với chất có trong tự nhiên về mặt hoạt tính hóa học cũng như kích thước phân tử.

Potassium sorbate có những đặc điểm nào nổi bật?

  • Ngoại quan: thường ở hạt sùng hoặc hạt tròn
  • Độ hòa tan trong nước: 58,5 g/100ml ở 100 độ C
  • Hòa tan ở trong ethanol, propylene glycol nhưng tan ít trong aceton và rất ít tan ở trong chloroform, dầu bắp hay ether
  • Nhiệt độ nóng chảy: 270 độ C
  • Tinh thế muối có màu trắng đục hoặc hơi vàng
  • Hoạt động ở độ pH thấp: có trị số pH dao động từ 1 đến 6, trong đó mức độ hoạt động mạnh nhất vào khoảng pH 4,4.
Potassium sorbate có công thức hóa học C6H7KO2

Potassium sorbate có công thức hóa học C6H7KO2

Kali sorbat có tác dụng gì?

  • Potassium sorbate được sử dụng chủ yếu để làm chất bảo quản thực phẩm. Nó có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc có trong nhiều loại thực phẩm như phô mai, sữa chua, rượu vang, thịt khô,…
  • Ngoài ra nhờ đặc tính này, người ta cũng ứng dụng Potassium sorbate trong mỹ phẩm cùng nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân khác để kéo dài thời gian sử dụng. Hóa chất này được sử dụng trong mỹ phẩm với nồng độ lên tới 1%
  • Thành phần kali sorbat chủ yếu có tác dụng kháng nấm mốc cùng các loại men nấm. Chất này rất hạn chế trong kháng khuẩn. Do đó, hoạt chất này không được xem là chất bảo quản phổ rộng, cần dùng chung với những chất bảo quản khác để bảo đảm tính bền vững của công thức.
Potassium sorbate được sử dụng trong mỹ phẩm để kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm

Potassium sorbate được sử dụng trong mỹ phẩm để kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm

Các ưu, nhược điểm nổi bật của Potassium sorbate

Ưu điểm

Không gây ra các tác động tiêu cực tới sức khỏe của con người. Kali sorba thỉnh thoảng có gây ra các phản ứng dị ứng nhưng không độc, không dẫn đến đột biến gen. Thậm chí khi bổ sung chất này ở một mức độ nào đó còn có lợi cho cơ thể. Nó giúp bình thường hóa trạng thái hệ vi sinh đường ruột và tiêu diệt vi khuẩn cùng nấm, từ đó cải thiện hoạt động cho các cơ quan nội tạng.

Nhược điểm

  • Nếu dùng với số lượng lớn có thể gây hại.
  • Potassium sorbate có thể tham gia vào nhiều phản ứng khác nhau

Giải đáp Potassium sorbate có hại không?

  • Cơ quan về quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã xem xét và công nhận mức độ an toàn của kali sorbat. Potassium sorbate đã nhận được chứng nhận GRAS và cho phép dùng trực tiếp trong mỹ phẩm.
  • Bên cạnh đó, Hội đồng chuyên đánh giá về thành phần mỹ phẩm CIR cũng đã xem xét dữ liệu khoa học và cho kết luận rằng đây là chất hoàn toàn an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm cũng như các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
  • Đã có nhiều thí nghiệm được tiến hành với C6H7KO2 nồng độ 10% - đây là nồng dộ cao gấp 10 lần so với nồng độ thường áp dụng trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, các thí nghiệm này cho thấy, sản phẩm chỉ gây hiện tượng kích ứng da nhẹ và không hây hại đến mắt.
  • Đến năm 2006, Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm đã tiến hành xem xét thêm các dữ liệu về chất này và một lần nữa đưa ra khẳng định về độ an toàn của Potassium sorbate.
  • Tuy nhiên, một số người vẫn có thể bị dị ứng với C6H7KO2 nên cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm có chứa chất này. Và đặc biệt, không được lạm dụng quá liều lượng hóa chất cho phép.
Potassium sorbate có gây hại đến con người hay không?

Potassium sorbate có gây hại đến con người hay không?

Một số lưu ý khi sử dụng Potassium sorbate trong thực phẩm

  • Chất được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm từ 0.025 đến 0.10%
  • Tỷ lệ dùng trong mỹ phẩm: 0.1 - 0.5%
  • Nên bảo quản Potassium sorbate ở những nơi khô thoáng, tránh cho sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Trong bảo quản thực phẩm cần phải hạ độ pH của thành phẩm để chất có tác dụng tốt nhất
  • Để đảm bảo an toàn với sức khỏe, kali sorbat được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong nguyên liệu làm mỹ phẩm
  • Sử dụng kết hợp với những chất bảo quản khác để đạt hiệu quả tốt nhất trong bảo quản thực phẩm.
Sử dụng Potassium sorbate với hàm lượng đúng quy định

Sử dụng Potassium sorbate với hàm lượng đúng quy định

Trên đây là những thông tin cơ bản về hóa chất Potassium sorbateHóa Chất Cần Thơ đã tổng hợp. Nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc đặt mua loại hóa chất này hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 0971 525 929 để được hỗ trợ sớm nhất.

 Xem thêm:

Bài viết liên quan

Nước javen - Đặc điểm, ứng dụng và cách sử dụng hiệu quả

Nước javen là chất tẩy rửa cực mạnh có tên khoa học là natri hypoclorit, công thức hóa học là NaClO và kết quả của hỗn hợp khí sục Cl2 dư vào dung dịch NaOH. Nước javen hay còn gọi là chất khử trùng javel, công thức phân tử NaOCl,với màu sắc là dung dịch màu vàng nhạt, ở trạng thái dạng lỏng. Khối lượng phân tử: 74,448 g/mol

0

Xem thêm

Vôi tôi là gì? Đặc điểm, tính chất, ứng dụng nổi bật của vôi tôi

Vôi tôi có tên gọi hóa học là canxi hidroxit. Đây là một chất rắn có dạng tinh thể không màu hay bột màu trắng khi tan trong nước tạo thành dung dịch canxi hidroxit. Được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp từ các lĩnh vực xử lý nước, tẩy rửa, xây dựng, sản xuất phân bón...

0

Xem thêm

Than Antraxit là gì? Thành phần, công dụng của than Anthracite

Anthracite là gì? Anthracite hay than antraxit là loại vật liệu lọc thường được ứng dụng trong xử lý nước sạch, xử lý nước thải với công suất lớn nhằm loại bỏ độ đục cùng các chất rắn lơ lửng. Cùng Hóa chất Cần Thơ tìm hiểu loại vật liệu lọc này qua bài viết sau nhé.

0

Xem thêm

Chlorine là gì? Đặc điểm, ứng dụng của chlorine trong xử lý nước

Chlorine hay clorin là một hợp chất của clo, mang tính oxy hóa và sát khuẩn cực mạnh, được dùng phổ biến trong mục đích tẩy trắng và khử trùng. Nó còn có các tên gọi khác như chlorine 70, clo bột, chlorine calcium hypocholorite.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

0963029988